RƯỢU CỔ TRUYỀN LÀNG VÂN – RƯỢU CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Làng Vân là một làng quê cổ nằm dọc tả ngạn sông Cầu, nơi vùng quê yên bình mang đậm nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Làng Vân từ xưa đã nức tiếng gần xa với nghề nấu rượu truyền thống. Tương truyền dưới các triều đại phong kiến, rượu Làng Vân được tiến dâng lên vua, thường xuyên xuất hiện trong các buổi yến tiệc linh đình của vua chúa và quan lớn. Năm Chính Hòa thứ 24 (tức năm 1703), rượu Làng Vân đã được vua Trần Hy Tông sắc phong 4 chữ vàng “Vân Hương mỹ tửu”
Rượu Làng Vân đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, đi khắp tứ phương. Để tiếp nối, phát triển và lưu giữ “cái hồn rượu” tiến vua, Rượu Cổ Truyền Làng Vân được nấu từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng đạt chuẩn, nguồn nước mạch tinh khiết và loại men được làm từ 35 vị thuốc Bắc gia truyền bao đời. Rượu luôn được để trong những chiếc chum sành, đặt trong hầm ở nhiệt độ từ 28-30 độ.
Cái hồn của Rượu Cổ Truyền Làng Vân chính là hương vị đậm đà, mùi thơm thanh khiết, rượu trong văn vắt như “nắng mùa thu”, uống vào một ngụm là thấy lựng lên nồng nàn như ai vừa mở chõ xôi nếp cái, thấy êm ru như đi vào giấc mộng. Rượu Cổ Truyền Làng Vân không chỉ đơn thuần là một sản phẩm mà còn là tinh hoa nét đẹp của làng quê, từng bước khẳng định giá trị truyền thống sẽ được bảo tồn theo thời gian và phát triển trong tương lai.