Rượu làng Vân – Rượu tiến vua lừng danh vùng Kinh Bắc. Nếu đã có dịp thử một lần thức rượu Làng Vân chắc chắn bạn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng êm dịu, thơm lừng, cay nồng mà chỉ mà chỉ loại mỹ tửu này mới có. Vậy rượu làng Vân có nguồn gốc tại đâu? Hãy cùng Rượu cổ truyền Làng Vân tìm về nơi sinh ra thức rượu đặc sản nức tiếng đất Việt trong bài viết dưới đây nhé.
Bắc Giang – Quê hương thức rượu làng Vân
Làng Vân (người xưa hay gọi bằng cái tên là Vạn Vân) hiện nay thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi làng nằm dọc tả ngạn sông Cầu. Ngôi làng này nằm đối diện với làng Đại Lâm, Yên Phong, Bắc Ninh.
Làng Vân là một vùng quê mang đậm nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Tuy vậy, ngôi làng này lại không có nhiều diện tích cho đất nông nghiệp. Chính vì thế, người dân ở đây họ sống bằng việc giao thương hoặc nghề thủ công như: nấu rượu, làm bánh đa nem,..
Nổi tiếng là một vùng quê đẹp với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, con sông cầu uốn quanh, làng Vân còn nức tiếng xa gần với nghề nấu rượu truyền thống. Cái tên rượu làng Vân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng vùng Kinh Bắc và là niềm tự hào của người dân sống nơi đây bao đời nay.
Gốc tích rượu làng Vân
Rượu làng Vân có tự bao giờ là câu hỏi khó có câu trả lời chính xác. Mọi vết tích ghi chép đều đã bị chiến tranh tàn phá.
Tương truyền, “bà tổ nghiệp” làng Vân là bà Nghi Điệt, đến nay bà Nghi Điệt vẫn được thờ ở chùa Dộc. Bà Nghi Điệt là người sống ở làng Vân. Tích truyền, chồng bà Nghi Điệt rất thích uống rượu vì thế bà đã nghiên cứu chế men cất rượu tạo nên thức rượu làng Vân. Thương người dân làng Vân không có ruộng đất canh tác phải đi tứ phương kiếm sống, bà Nghi Điệt đã truyền lại nghề nấu rượu cho người dân nơi đây. Từ đó, rượu làng Vân lưu truyền hậu thế đến ngày nay.
Hàng năm, cứ vào mùng 7 tháng Giêng. Người làng Vân sẽ làm lễ ăn thề tại chùa Dộc. Lời thề giữ gìn bí quyết làm rượu truyền lại cho con cháu để làm nghề sống và không được truyền ra cho người làng ngoài. Nếu vi phạm lời thề thì sẽ bị các long thần vật chết, không được hưởng phúc của tổ tiên.
Rượu làng Vân – Mỹ tửu Kinh Bắc
Theo chia sẻ từ nghệ nhân làm rượu ở làng Vân, để cho ra được một mẻ rượu ngon, chuẩn việc đầu tiên là phải lựa chọn hạt gạo nếp cái hoa vàng đạt tiêu chí đủ chín, không non hoặc không phải gạo từ lúa đổ. Các hạt gạo căng, vàng đều, không lép. Thứ hai là lựa chọn men chuẩn từ vị thuốc Bắc để ngâm ủ. Thứ ba là quy trình lên men chuẩn, đây là một bí quyết của người làng Vân.
Sau khi nấu rượu xong chưa được sử dụng luôn là phải để trong chum sành đặt trong hầm nơi có nhiệt độ thoáng mát. Chờ khi rượu ngậm vị mới đem ra sử dụng.
Rượu làng Vân đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, đi khắp tứ phương, vạn người thưởng thức. Cái hồn, cái đặc trưng, cái phong vị của rượu Làng Vân nằm ở hương vị đậm đà, mùi thơm thanh khiết, chỉ nhấp một ngụm là đã thấy lựng lên hương nồng nàn. Đặc biệt, cái say của rượu làng Vân là cái say rất nền nã, khiến người ta mê vì khi say rượu làng Vân người uống có cảm giác say mơ màng, tỉnh dậy sau khi say người uống không bị uể oải, không đau đầu, không háo nước mà còn lại thấy trong người sảng khoái hơn.
Rượu làng Vân trong vắt như nước cất, chúng ta có thể nhìn thấu cả đáy chum rượu. Để biết có phải rượu Vân chuẩn không, chúng ta có thể lắc mạnh xoay tròn chai rượu, nếu tăm rượu xoáy thành hình chóp nhọn từ đáy lên cổ chai thì đó là rượu ngon và chuẩn.
Rượu làng Vân – Rượu tiến vua
Tương truyền, là một thức rượu ngon nức tiếng, dưới triều đại phong kiến rượu làng Vân xuất hiện thường xuyên trong các buổi yến tiệc của vua chúa. Vào năm Chính Hòa thứ 24 (năm 1703), rượu làng Vân đã được vua Trần Hy Tông phong bốn chữ vàng “Vân Hương mỹ tửu”.
Cho đến tận ngày nay vẫn còn vết tích 2 câu đối trên cổng làng:
“Vân Hương mỹ tửu lừng biển Bắc
Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam”
Sức sống mãnh liệt của rượu làng Vân
Tồn tại hơn một thế kỷ, rượu làng Vân có ở khắp nơi từ Bắc vào Nam, thậm chí có mặt ở cả nước ngoài.
Dưới thời Pháp thuộc, Rượu làng Vân đã được vài lần đoạt giải rượu ngon trong các sự kiện triển lãm. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam và Liên Xô có sự giao thương lớn, có rất nhiều công nhân, học sinh, sinh viên, cán bộ Việt Nam sang Liên Xô học tập và làm việc. Rượu làng Vân theo chân họ đi sang Liên Xô và được các bạn Liên Xô vô cùng thích thú.
Vào thời bao cấp, rượu là thứ bị cấm lưu hành, cấm vận chuyển. Rượu làng Vân cũng không ngoại lệ. Nhưng vì ai ai cũng mê rượu Làng Vân, việc vận chuyển không thể công khai nên khi này rượu làng Vân mới được gọi sang cái tên khác là rượu “quốc lủi”.
Chắc hẳn với những thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: rượu làng Vân ở đâu? Bạn hãy ghé thăm ruoucotruyenlangvan.vn để đọc thêm nhiều bài viết về rượu làng Vân và đừng quên đặt mua ngay rượu làng Vân chuẩn nhất tại HTX rượu cổ truyền làng Vân với các hình thức liên hệ:
Phone/zalo: 0965 675 606
Facebook: Rượu Cổ Truyền Làng Vân
Email: [email protected]
Địa chỉ: Xóm 4, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Rượu làng Vân vẫn là quốc tửu tôi yêu thích nhất
Pingback: Mua rượu làng Vân ở đâu uy tín nhất? - Rượu Cổ Truyền Làng Vân